Khoản vay nước ngoài

Khoản vay nước ngoài

Nguyên tắc về giao dịch chuyển tiền rút vốn, trả nợ liên quan đến khoản vay nước ngoài?

 

Căn cứ Điều 31. Thông tư 12/2022/TT-NHNN bao gồm các nguyên tắc sau đây:
“Mọi giao dịch chuyển tiền rút vốn, trả nợ liên quan đến khoản vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vay nước ngoài.”

Các trường hợp nào rút vốn không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài?

Theo quy định thì các trường hợp sau rút vốn không thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

  • Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay;
  • Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính;
  • Rút vốn thông qua tài khoản vay mở tại nước ngoài trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài;
  • Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ phải trả trực tiếp cho bên vay bao gồm: nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ trả khoản vay nước ngoài, nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ theo quy định của pháp luật trực tiếp với bên cho vay;
  • Rút vốn trong trường hợp số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư được chuyển thành vốn vay nước ngoài theo thảo thuận các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Các trường hợp trả nợ không thông qua Tài khoản Vay, Trả nợ nước ngoài?

Theo quy định thì các trường hợp sau trả nợ không thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:

  • Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên cho vay;
  • Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay;
  • Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay;
  • Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với bên cho vay;
  • Trả nợ thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài).

Tài khoản nào được sử dụng để rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài?

 

Đối với bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

a) Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài (không bao gồm khoản vay nêu tại điểm c khoản này):
Bên đi vay sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này. Trường hợp đồng tiền vay không phải là đồng tiền của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, bên đi vay được mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác để thực hiện khoản vay nước ngoài tại ngân hàng nơi bên đi vay mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này;

b) Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài: bên đi vay có thể sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định tại điểm a khoản này hoặc tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác (không phải là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp) để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài. Mỗi khoản vay theo quy định tại khoản này chỉ được thực hiện thông qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay ngắn hạn nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này;

c) Đối với các khoản vay ngắn hạn còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn và bên đi vay sẽ thực hiện trả nợ trong thời gian 30 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn, bên đi vay thực hiện trả nợ qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài đang sử dụng cho khoản vay này;

d) Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổ chức cùng chịu trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài của bên đi vay ban đầu sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không bắt buộc sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện hoàn trả khoản nợ mà tổ chức này chịu trách nhiệm liên đới.

Một số lưu ý về tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay?

 

1. Đối với bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

 

– Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài:
+ Bên đi vay sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài quy định.
+ Trường hợp đồng tiền vay không phải là đồng tiền của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, bên đi vay được mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác để thực hiện khoản vay nước ngoài tại ngân hàng nơi bên đi vay mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
+ Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay nước ngoài

– Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài:
+ Bên đi vay có thể sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hoặc không phải là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài
+ Mỗi khoản vay theo quy định tại khoản này chỉ được thực hiện thông qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.
+ Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay ngắn hạn nước ngoài.

– Đối với các khoản vay ngắn hạn còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn và bên đi vay sẽ thực hiện trả nợ trong thời gian 30 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn:
Bên đi vay thực hiện trả nợ qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài đang sử dụng cho khoản vay này

– Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổ chức cùng chịu trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài của bên đi vay ban đầu sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhất:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không bắt buộc sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện hoàn trả khoản nợ mà tổ chức này chịu trách nhiệm liên đới.

2. Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

 

  • Phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ gốc, nợ lãi).
  • Mỗi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.
  • Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay nước ngoài.

Các khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

 

  • Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài (là khoản vay từ trên 01 năm).
  • Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 (một) năm.
  • Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành việc trả nợ khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên (Tức hoàn thành việc trả nợ trong vòng 01 năm 10 ngày kể từ ngày rút vốn đầu tiên).

Cách xác định thời hạn khoản vay để xác định nghĩa vụ đăng ký đối với các khoản vay ngắn hạn:?

 

  • Đối với các khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 1 năm: Thời hạn khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận gia hạn vay nước ngoài.
  • Đối với các khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên: Thời hạn khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng.

Cách xác định thời hạn khoản vay để xác định nghĩa vụ đăng ký đối với các khoản vay trung, dài hạn nước ngoài?

Thời hạn khoản vay được xác định từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.

Thời hạn đăng ký khoản vay nước ngoài và khoản vay này chuẩn bị quá thời hạn 01 năm

Doanh nghiệp là bên đi vay có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài tới cơ quan có thẩm quyền xác định đăng ký trong thời hạn 60 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với các Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên.

Không thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài bị xử phạt như thế nào?

 

Căn cứ Khoản 3 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với: thủ tục chấp nhận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước đầu tư; việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế; đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; đăng ký chương trình cổ phiếu thưởng phát hành ở nước ngoài; đăng ký hạn mức tự doanh; đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời; đăng ký hạn mức nhận ủy thác; đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm thời và các thủ tục hành chính khác liên quan đến giao dịch vốn khác; thủ tục hành chính đối với trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài khác;”

Như vậy, đối với cá nhân thì mức phạt là 20 triệu đến 30 triệu đồng. Đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức sẽ là 40 triệu đến 60 triệu đồng. Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể gặp một số rủi ro nhất định khi trả nợ khoản vay ra nước ngoài.

Không thực hiện báo cáo tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn của các khoản vay nước ngoài thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 47, điểm a khoản 7 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 47. Vi phạm quy định về chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định về thời hạn, yêu cầu đầy đủ, chính xác từ lần thứ hai trở lên trong năm tài chính của các báo cáo thống kê có định kỳ dưới 01 tháng;
d) Số liệu báo cáo gửi không chính xác từ 02 lần trở lên trong năm tài chính;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không gửi đủ báo cáo hoặc báo cáo không đủ nội dung theo quy định của pháp luật

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Báo cáo không trung thực;

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác đối với hành vi vi phạm”

Đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức sẽ là 60 triệu đến 80 triệu đồng. Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể gặp một số rủi ro nhất định khi trả nợ khoản vay ra nước ngoài.

Liên hệ

Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ thành lập công ty, vui lòng liên hệ với Vinasc theo thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ gửi thư báo giá chi tiết để quý doanh nghiệp xem xét.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *